Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

ĐẠO ĐỨC CỦA PLATON

Khi nói tới triết học, người ta không thể không nói tới giá trị đạo đức của nó, tức là tìm ra những tiêu chuẩn để sống và sống như thế nào cho đúng với giá trị “con người” của mình. Plato, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại, chào đời tại Athens vào năm 472 TCN, là đệ tự ruột của Socrates, ông bị ảnh hưởng triết học của Socrates về cái phổ biến, cái chung làm cơ sở đạo đức. Qua đó, ông đã sớm tìm ra những tiêu chuẩn ấy để sống dựa vào các tiêu chuẩn của “linh hồn” và “xã hội”. Do đó, nền đạo đức này còn có ảnh hưởng sâu đậm đến các thế hệ sau như: trường phái khắc kỷ, tân Platon, Thánh Augustino…


Chúng ta đã biết chủ thuyết hoài nghi của các nhà ngụy biện đã đưa ra sự liên kết giữa tri thức và đạo đức. Họ tin rằng tri thức là tương đối và dẫn tới hệ quả là chúng ta không thể khám phá ra bất cứ tiêu chuẩn vững bền và phổ quát nào về đạo đức. Vì vậy, các nhà ngụy biện đã có những kết luận tất yếu về đạo đức, đó là: đạo đức được hình thành do ý muốn của cộng đồng và chỉ có giá trị và quyền uy đối với cộng đồng đó; đạo đức không có tính tự nhiên, người ta chỉ vâng phục vì áp lực của dư luận, và nếu các hành vi của họ được thực hiện chỗ riêng tư thì những người “tốt” cũng sẽ không tuân theo những quy luật đạo đức; bản chất của công lý là quyền lực hay công lý thuộc về kẻ mạnh; và đời sống tốt chính là đời sống lạc thú. Để chống lại học thuyết kinh khủng này của các nhà ngụy biện, Plato đã nêu lên khái niệm của Socrates “tri thức là đức hạnh” và khai triển khái niệm này bằng cách thêm vào hai yếu tố chính là: khái niệm về linh hồn và lý thuyết về đức hạnh như một chức năng của linh hồn.

Plato mô tả linh hồn gồm có ba phần: lý trí, tinh thần và dục vọng. Trước hết, có sự ý thức về một mục tiêu hay giá trị, đây là hành vi của lý trí. Kế đến có một lực thúc đẩy hành động, đó là tinh thần, ban đầu mang tính trung lập, nhưng rồi ngã theo đường của lý trí. Sau cùng, có ham muốn những điều về thân xác, đó là dục vọng. Như ông đã minh họa hình ảnh này trong quyển Phaedrus là người đánh xe có hai con ngựa kéo, bánh xe không thể đi đâu nếu không có hai con ngựa, vì vậy cả ba phải liên kết với nhau và làm việc chung với nhau để đạt các mục tiêu chung. Cũng thế đối với linh hồn con người, lý trí hoạt động cùng với tinh thần và dục vọng, và tác động trên chúng. Lý trí phải điều khiển tinh thần và dục vọng.

Theo Plato, linh hồn có hai phần: lý tính và phi lý tính. Phi lý tính gồm hai phần: tinh thần và dục vọng. Phần lý tính được tạo dựng bởi tạo hóa – linh hồn của vũ trụ; phi lý tính được tạo dựng bởi các thần linh. Phần phi lý tính là phần không hoàn hảo, nó kéo linh hồn rơi xuống nhập vào thân xác. Vì vậy, linh hồn muốn tìm về chỗ cũ của nó, nó phải hướng thượng. Chính vì thế mà đạo đức học của Plato là đi từ trên xuống mà mình phải bắt chước. Linh hồn có một bản chất bất trị và xấu nơi những thành phần phi lý tính của nó, nguyên nhân của cái ác đã tồn tại ngay từ tình trạng tiền hiện hữu của linh hồn.

Linh hồn là hoàn hảo theo bản tính. Khi linh hồn từ bỏ thế giới hình thức nhập vào thân xác, nó đi từ thế giới cái một sang thế giới của cái nhiều. Linh hồn trôi dạt giữa biển cả rối rắm của muôn vàn sự vật và chịu tác động của mọi thứ sai lạc do bản chất lừa dối của các sự vật. Trong thân xác linh hồn cảm nghiệm cảm giác ham muốn, lạc thú, đau đớn cũng như sợ hãi và tức giận. Linh hồn cũng cảm nhận được sự yêu thích với một loạt những sự vật đa dạng từ miếng ăn đơn sơ nhất đến nếm cảm sự ngọt ngào của tình yêu, chân lý, cái đẹp thuần túy và vĩnh cửu. Thân xác như một chướng ngại vật khó chịu đối với linh hồn, tinh thần và dục vọng. Khi nhập vào thân xác, sự hài hòa ban đầu của các phần khác nhau của linh hồn tiếp tục bị đảo lộn, trí thức trước kia bị bỏ quên mà tính trì truệ của thân xác như là một chướng ngại vật khó chịu làm cản trở sự phục hồi tri thức.

Vậy làm thế nào để phục hồi đạo đức đã mất ? Plato cho rằng: Lý trí phải dành lại quyền điều khiển các phần phi lý tính của bản ngã. Chỉ tri thức mới có khả năng tạo ra đức hạnh, bởi vì chính sự ngu dốt hay tri thức sai lạc đã tạo ra cái ác. Trí thức nằm sâu trong kí ức trí khôn. Những gì linh hồn biết trước kia bây giờ nhớ lại. Nó di chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ mê muội sang hiểu biết. Phải có một tác nhân bên ngoài giúp linh hồn thức tỉnh, bắt linh hồn đứng dậy, quay lại… và vươn tới ánh sáng. Khi trí khôn đi từ mức độ thấp lên cao, nó dần nhớ lại những gì nó đã biết trước đây và cần thiết phải biết để đạt sự hòa hợp nội tâm. Sự phát triển đạo đức song song với tri thức của người ấy, vì sự tăng trưởng tri thức làm gia tăng tình yêu đối với chân, thiện và mỹ (cái đẹp). Đức hạnh là tri thức, vì đó là hành trình đi tìm kiếm khôn ngoan để biết hành động nào là đúng thật sự, tri thức đích thực về những hậu quả của mọi hành vi, đức hạnh là sự hoàn thành một chức năng độc đáo.

Như thế, đức hạnh như sự hoàn thành chức năng. Đời sống tốt lành là đới sống có sự hài hòa nội tâm, an lạc và hạnh phúc. Lý trí có một chức năng và chỉ tốt khi nó hạnh động đúng. Dục vọng có chừng mực, không lấn lướt lý chí, quân bình trong lạc thú và ước muốn sẽ dẫn tới đức hạnh tiết độ. Ý chí thuộc phần tinh thần của linh hồn, giữ giới hạn và chừng mực, tránh hành động nông nỗi, trở thành sức mạnh đáng tin cậy dẫn tới đức hạnh can đảm. Lý trí không để mình bị khuấy động bởi những dục vọng dẫn tới đức hạnh khôn ngoan. Tiết độ là sự kiểm soát hợp lý các dục vọng. Can đảm là sự sai khiến hợp lý của tinh thần. Mỗi phần hoàn thành chức năng chuyên biệt của mình sẽ dẫn tới đực hạnh công bằng. Công bằng là đức hạnh tổng hợp, nó phản ánh sự đạt tới an lạc hài hòa nội tâm của con người. Điều này chỉ đạt được khi mỗi phần của linh hồn hoàn thành đúng chức năng của mình. Như vậy, công bằng là sự hài hòa bên trong linh hồn giữa ba quan năng: lý trí, tinh thần và dục vọng. Công bằng là tạo điều kiện cho con người hoàn thành chức năng của mình.

Có ba giai cấp nhà nước là sự mở rộng của ba thành phần linh hồn, gồm: triết gia-vua (vàng), giai cấp những người gìn giữ an ninh (bạc) và giai cấp thương gia cùng với các thợ thủ công (đồng). Vậy muốn có một xã hội tốt lành thì phải tạo ra một xã hội công bằng, nhưng trong xã hội có người có khả năng và có người không có khả năng. Công bằng trong xã hội chính là tạo điều kiện cho con người hoàn thành chức năng của mình. “Công bằng khi thể hiện ra đời sống chính trị thành quốc gia, cũng là sự hài hòa giữa ba thành phần xã hội: triết gia-vua, giai cấp những người gìn giữ an ninh và giai cấp thương gia cùng các thợ thủ công. Và công bằng là sự đồng thuận hoàn hảo, sự hài hòa trên dưới của cả ba: những them muốn (dục vọng) lệ thuộc vào tâm hồn (tinh thần) và tâm hồn vào lý trí, cũng như công bằng xã hội là sự hài hòa trên dưới của ba giai cấp cần thiết cho nhau: những người cai trị những chiến sĩ hay những người giữ an ninh và những người thợ thủ công làm công việc sản xuất” .

Triết học của Plato là một hệ thống triết hoc suy tâm khách quan lớn, và đầu tiên trong lịch sự triết học đã đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt đệ, đặc biệt về quan niệm đạo đức. Chính nền đạo đức được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết linh hồn mà các trường phái sau này như: khắc kỷ, tân Plato hay thánh Augustino đã lấy làm “tiêu chuẩn” đạo đức cho chính mình.

Trường phái khắc kỷ - Epitectus
Trường phái này có quan niệm rằng con người hạnh phúc là con người biết kiềm chế các nhu cầu và ước muốn của mình. Con người có thể lãnh hội được chân lý nhờ giác quan. Luân lý là điều quan trọng nhất của con người để có được hạnh phúc. Họ cũng cho rằng hạnh phúc là chấp nhận định mệnh và làm chủ ý chí một cách dũng cảm: “tôi không tránh được cái chết nhưng lẽ nào tôi không tránh được nỗi sợ chết hay sao, tôi không thay đổi được số phận nhưng lẽ nào tôi không thay đổi được thái độ của tôi trước cái chết hay sao”. Con người có quyền lựa chọn thái độ sống trước mọi biến cố xảy ra.

Trường phái tân Platon - Plontinus
Plotinus chính là người kết hợp giữa thần bí và Thượng Đế và đề cập đến sự cứu rỗi con người. Khác với các trường phái đi trước (nghiêng về mô tả linh hồn), Plotinus đi tìm bản chất và sự cứu rỗi của linh hồn. Đối với ông triết học là nhắc nhở con người về nguồn gốc và cứu cánh của linh hồn, là giải thoát con người. Theo Plotinus, linh hồn nhập vào thân xác và bị đày đọa trong thân xác. Thượng Đế được vì như ánh sáng của mặt trời; càng xa Thượng Đế thì càng trở nên tối tăm. Thân xác là phần xa nhất của mặt trời. Dựa vào lý luận này chúng ta nhận biết được cái ác trong thế giới. Vì vậy, con người cần phải trở lại với ánh sáng của mặt trời để được giải thoát khỏi cái ác và sự dữ.

Thánh Augustino
Thật vậy, được xem như người khai mở kỷ nguyên “Trung đại”, Augustino đón nhận những ý tưởng then chốt của Plato là thế giới được mô phỏng theo khuôn mẫu hoàn hảo; con người là tạo vật hữu hạn đam mê những cái vô hạn. Con người là tội lỗi, yếu đuối cho nên đánh mất ân sủng với Thiên Chúa vì vậy con người cần phải trở về với Thiên Chúa để được cứu rỗi. Bên cạnh đó, con người có niềm vui, hạnh phúc khi sống theo sự tự do trong sự thật của Thiên Chúa, dưới ánh sáng con đường nội tâm bên trong.

Tư tưởng của Platon còn có ảnh hưởng đến các dòng tu sau này. Khi một hội dòng hay dòng tu có xu hướng đi xuống do tranh chấp, khủng hoảng hay cách sống không phù hợp thì hội dòng hay dòng tu đó lại trở về với ý niệm, tư tưởng ban đầu để canh tân. Nếu vượt qua thì họ tồn tại và phát triển; nếu không vượt qua thì sẽ bị tan rã.

Nền triết học của Plato đã để lại cho các thế hệ sau có một hướng đi mới và khai mở ra con đường để con người tim kiếm hạnh phúc. Đó chính là biết làm chủ chính bản thân của mình, lý trí phải làm chủ và điều khiển tinh thần và dục vọng. Con người muốn được giải thoát thì phải trở về với thời điểm ban đầu, tức là xuất phát lại ý tưởng ban đầu. Đạo đức học Plato giúp con người khám phá ra một cái gì đó siêu việt và thiện hảo mà con người luôn khao khát. Cái muốn vươn lên đó chính là sự thao thức của linh hồn, vì con người hay tạo vật chỉ là bản sao của cái có sẵn tuyệt đối; hay nối cách khác tạo vật hữu hạn luôn khao khát cái vô hạn như Chúa Giêsu mời gọi: “anh em hãy trở nên hoàn thiện, như cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”(Mt 5,48).

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

PHÂN ĐỊNH THIÊNG LIÊNG

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nền kinh tế phát triển. Thế giới đó, con người ngày càng có xu hướng chạy theo sự hưởng thụ, tham lam, ích kỷ,…mà không mấy ai nghĩ đến việc phân định con đường thiêng liêng của mình, việc hồi tâm về bản thân và suy nghĩ về câu hỏi: Tôi sinh ra từ đâu? Tôi sống ở đời này để làm gì? Sau này tôi sẽ đi về đâu? Chúa Giêsu, Đấng đã đến thế gian để chuộc tội nhân loại đã giúp chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống qua cuộc đời Ngài, là việc quết định đi theo Ngài để cùng Ngài đem Tin Mừng đến cho mọi người. Trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh đã từ bỏ mọi sự để bước theo Chúa Kitô vì họ nhận ra Thiên Chúa chính là cuộc sống của họ. Cũng có những vị thánh đã tìm ra chân lý và thay đổi con người cũ của mình để mặc lấy con người mới, đó chính là Chúa Kitô. Sống trong thế giới ngáy nay, mọi Kitô hữu nói chung và các tu sĩ nói riêng cần phải nhận biết và sống với con đường thiêng liêng của mình.



1. Định nghĩa phân định thiêng liêng
Phân định là một chọn lựa, một quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình, người biết phân định sẽ đi theo cái tốt và tránh xa những điều xấu.
Phân định thiêng liêng là việc chọn lựa con đường nên thánh của mình vì thiêng liêng là những gì thuộc về thánh thiện. Người phân định phải có một sự khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, nhận biết và yêu mên Chúa và xác tín rằng Chúa là Đấng mặc khải và phán dạy với một ngôn ngữ mà ta có thể hiểu được. Việc phân định không thể thực hiện được nếu không có một đời sống cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được sinh ra trong tình yêu của Thiên Chúa nên mỗi người đều có ý thức, phát triển về mọi mặt. Thế nên, chúng ta phải biết nhìn lại sự lựa chọn của mình đẻ tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa. Bài giảng trên núi về tám mối phúc thật của Chúa Giêsu là một cơ hội tốt để quan sát nội tâm của mình, điều gì tốt đẹp đối với tôi. Phân định là phân biệt mọi sự, thấy tận mắt mọi việc để chọn lựa, việc chọn lựa phải gắn liền với việc luyện tập các giác quan của mình. Trong đó giác quan thứ sáu đóng vai trò chủ đạo ( con tim, trí óc…) và để cho Thần Khí hướng dẫn. Khởi đầu công trình tạo dựng, chúng ta cũng đã biết về ý muốn của Thiên Chúa là việc tạo dựng mọi loài và con người. Khi tạo dựng mọi loài, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời nhưng đối với con người, thì Thiên Chúa đã suy nghĩ rồi hành động và chúc lành cho con người “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều” ( St 1,28 ). Qua đó, Thiên Chúa đã lập ra một giao ước với con người ngay từ tạo thiên lập địa. Thiên Chúa là lề luật nhưng con người lại chống lại lề luật, lịch sử dân Israel là một minh chứng cụ thể cho việc chống lại lề luật, con người thường quên Thiên Chúa và chạy theo tội lỗi. Chúng ta cũng vậy, khi đọc lại lịch sử của mình có ai mà chưa bao giờ chống lại lề luật của thiên Chúa không? Thế nên, chúng ta cần phải xác định không gian của việc phân định, tinh thần của lề luật là sống trong lời Thiên Chúa và để cho Thần Khí hướng dẫn, sống và suy nghĩ đúng với đường lối của Thiên Chúa. Kinh Thánh là cái “la bàn” tuyệt hảo nhất để chúng ta xác định được hướng đi cho mình.
a. Phút hồi tâm
Hồi tâm giúp chúng ta ý thức được sự nghèo nàn của mình, chỉ những người nghèo mới biết quý và biết ơn những món quà nhỏ nhặt nhất. Nhìn lại các hoạt động trong ngày, một lối sông, một yếu đuối nào đó chúng ta thường hay vấp phạm ; để xem trái tim mình, lãnh vực nào Thiên Chúa mời gọi mình tha thiết sửa đổi. Hồi tâm còn giúp chúng ta hối hận khi nhận biết các sai lầm của mình, thiếu can đảm, không chân thật trong việc đáp trả tiếng gọi của Chúa để xin lỗi và xin ơn tha thứ của Chúa. Chúng ta cần tìm hiểu xem tại sao chúng ta mất can đảm, mất hy vọng để cầu nguyện và nhận biết Thiên Chúa đang chờ đón chúng ta. Phút hồi tâm đưa chúng ta nhìn đến một ngày mai tươi sáng. Hồi tâm là một lối cầu nguyện cần được làm dưới ánh sáng Chúa Thánh Thần để được kết quả, hồi tâm là việc xin ánh sáng chúa soi dẫn để chúng ta có thể nhận ra Chúa có hiện diện hay vắng mặt ngày hôm đó của mình.
Hồi tâm mỗi ngày là một việc làm khác nhau. Mục đích của hồi tâm là mở cửa trái tim chúng ta cho Thiên Chúa và để Chúa Thánh Thần chiếm ngụ trái tim này mỗi ngày một sâu hơn. Hiện diện với Chúa trong ngày sẽ giúp chúng ta tìm thấy một sức lực mới để phục vụ Ngài với một niềm vui và sự bình an.
b. Niềm an ủi và sự phiền muộn
Trong cuộc sống, ít nhiều gì chúng ta cũng có những phiền muộn và cần được an ủi. Hình ảnh hai môn đệ trên đương Emmaus sau cái chết của Chúa Giêsu đã mất hết hy vọng vào một Thiên Chúa hằng sống, nỗi đau khổ của họ là không được nhìn thấy một “Vương Quốc” của một Thiên Chúa đầy quyền năng, điều này đã làm cho họ từ bỏ con đường theo Chúa mà trở về với cuộc sống trước đây của mình. Nhưng chính Chúa Giêsu đã đến và biến đổi con người của họ. Một trái tim cháy bỏng của tình yêu, họ tràn ngập tình yêu vì được biến đổi thực sự, họ được an ủi và nâng đỡ bởi ơn của Chúa. Những giọt lệ của thánh Phêrô sau khi đã chối Chúa cũng là những giọt lệ của tình yêu. Người được an ủi thiêng liêng là người sống những giây phút tăng trưởng trong đức tin, đức cậy, đức mến và sống trong Thần Khí dành trọn tình yêu cho Thiên Chúa. Vì vây, người được an ủi thiêng liêng là người nhận được ân sủng của Thiên Chúa, biết giữ mình trong sự khiêm hạ và ý thức về sự nhỏ bé bất toàn.
Mặc dầu vây, nỗi phiền muộn luôn đeo bám trên mỗi thân xác của con người, hay nói đúng hơn là “thần dữ” luôn hoạt động trên con người, nó làm cho chúng ta mất đi sự bình an, sự tối tăm trong tâm hồn, mất lòng tín nhiệm, thiếu tình yêu hay sự lười biếng của linh hồn. Lúc đó, linh hồn như mảnh đất trong sa mạc không có nước tưới. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự phiền muộn; có thể là thái độ không nóng không lạnh, tình trạng tội lỗi trong đời sống thiêng liêng hay thử thách Thiên Chúa. Khi tìm ra được các nguyên nhân, chúng ta sẽ nhận thấy được giá trị của ân sủng. Để tránh sự phiền muộn, chúng ta nên trung thành với những gì mà Thiên Chúa đã ban cho mình, gặp gỡ với ai đó để phân định và nhận thức được điểm yếu của mình.
2. Những khó khăn trong sự phân định thiêng liêng
Ngày nay, chúng ta đang sống trong môt nền văn minh mà thực giả lẫn lộn. Điều đó đã khiến nhiều người khó có thể phân định được rõ ràng được thiện và ác. Chẳng hạn, trong lĩnh vực truyền thông, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp nhận nhiều luồng thông tin khác nhau. Riêng trong những vấn đề của Giáo Hội, chúng ta cũng có thể tiếp nhận được nhiều nguồn. Vì không có khả năng phân định, chúng ta bối rối không biết đâu là lòng yêu mến thực và đâu là cái bẫy của sự chia rẽ Giáo Hội để không thể hiệp thông với gia đình Giáo Hội nữa.
Cái khó tiếp theo là không thực sự muốn bước theo Chúa. Chúng ta thương muốn làm cho Chúa điều mà chúng ta muốn làm cho mình, tức là tìm lợi lộc vinh quang ngay tại trần thế. Chúng ta thường sợ và không dám đi theo con đường mà Chúa Giêsu đã báo trước về cuộc khổ nạn.
3. Phân định thiêng liêng theo thánh Inhaxio và thánh Augustino
Thánh Inhaxio được sinh ra trong một gia đình giàu có, có nhiều tham vọng và hiếu thắng. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp đến đời sống của thánh nhân qua căn bệnh hiểm nghèo mà ngài gặp phải. Đang lúc chữa trị, thánh nhân đã gặp được Thiên Chúa và bắt đầu cuộc chiến thiêng liêng. Một bên là Hạnh Các Thánh, Gương Chúa Giêsu, Kinh Thánh một bên là suy nghĩ về những ham muốn trần gian, một cô gái đẹp nhưng sau đó lại thấy khô khan. Sự trở lại của thánh nhân do tính hiếu thắng của mình. Hình ảnh thánh Đaminh đi hành hương bằng chân đất đã để lại một sự thán phục đối với thánh nhân. Con người ai cũng có những tham vọng lớn, tham vọng về Thiên Chúa cũng như về chính mình. Do đó, phải biết hài hoà mọi sự trong cuộc đời của mình, phải biết sống trong niềm vui và tâm tình ca tụng mà thánh sử Luca đã viết: “Lạy cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha…” ( Lc 10,21 ). Trong cuộc sống, con người thường giáp mặt với hai loại “thần”, đó là thần lành và thần dữ, hai loại này kình địch lẫn nhau, chống đối nhau. Kinh nghiệm của thánh Phaolô cho chúng ta một hình ảnh rõ ràng nhất về việc sống theo Thần Khí hay xác thịt. Vì thế, chúng ta phải biết phân định để sống với thần lành: sống trong sự thật với tâm tình ca tụng Thiên Chúa, tăng trưởng đức tin của mình, sống bí tích hoà giải để mở mình ra với lòng nhân từ… Đây là một lối sống phải biết hy sinh từ bỏ và tỉnh thức. Còn dấu chỉ của tính thần dữ là nản chí, hoang mang, lo sợ, cổ võ tính ích kỷ… Đây là một loại thần của sự chết, nó làm cho con người gây ra những chia rẽ, kết án và khép mình trong tính kiêu ngạo. Để sống với thần lành chúng ta cần phải tiếp nhận ơn Chúa hằng ngày, ý thức về sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể. Như vậy, chúng ta mới khước từ được sự dữ trong con người chúng ta.
Đối với thánh Augustino, ngài nói: hãy yêu mến và làm điều bạn muốn. Trong tất cả mọi sự cần phải biết dừng lại, mọi quyết định nên dừng lại để suy nghĩ rồi hành động. Ngày nay, con người cũng đang xây dựng cho mình hai loại thành đô, đó là thành đô của Thiên Chúa và thành đô của nhân loại. Vậy, chúng ta đang xây dựng loại thành đô nào? Trên thế giới, nạn chiến tranh và nghèo đói còn nhiều. Đây là một cơ hội tốt để xây dựng thành đô Thiên Chúa và nhận biết những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài. Sự hiện diện đó giúp chúng ta tiếp tục chiến đấu bảo vệ thành đô Thiên Chúa. Giữa những bi đát của cuộc sống, cùng cực trong xã hội vẫn có một ánh sáng được loé lên và soi chiếu cuộc đời. Đây là dịp để Chúa thanh tẩy. Hạt giống tốt, nếu trồng ở đất tốt và được chăm sóc tốt, nó sinh hoa kết quả tốt. Ngược lai, nếu hạt giống tốt mà không được chăm sóc thì nó sẽ mau chóng hư thối; hạt giống xấu, nếu trồng ở đất tốt và có sự chu đáo của việc chăm sóc thì nó vẫn sinh hoa kết quả. Vậy, cần phải biết chăm sóc hạt giống cuộc đời cho thích hợp để nó sinh lợi cho chúng ta. Đời sống phân định thiêng liêng cũng vậy, vấn đề là chúng ta tăng trưởng như thế nào so với đời sống ban đầu chứ không phải dựa vào đời sống ban đầu mà nhận định thiêng liêng về mình.
Đời sống thiêng liêng yêu cầu mỗi người sống can đảm để làm chứng cho chân lý, sống một cách đặc biệt với người thầy nội tâm đầy yêu thương của mình. Trong cuộc sống, chúng ta thường ẩn núp trong công việc, tỏa sáng ở bên ngoài, tránh đối diện sự thật. Điều cân thiết là làm những điều mà Chúa Giêsu đã dạy, tích cực dấn thân với tất cả tình yêu vì Tin Mừng, vì cá nhân và vì cộng đoàn.
4. Chúa Giêsu – con người, mẫu gương của sự phân định thiêng liêng
Chúa Giêsu, Đấng đã đến thế gian cách đây hơn hai ngàn năm để cứu chuộc con người thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi và để lại cho nhân loại một kho tàng lớn ở dưới đất cũng như trên trời. Qua đó, con người có thể nhận biết được giá trị đích thực của sự sống ngay trần gian để làm “bàn đạp” tiến về quê trời là nơi mà có sự sống đời đời. Bàn Đạp chính là việc vâng nghe lời chúa Giêsu mà đem ra thực hành. Sự sống đời đời ấy không phải là một cái gì xa lạ mà phải qua thế giới bên kia mới cảm nghiệm được, mà là một cái gì thực tế và cụ thể, có thể cảm nghiệm được ngay ở đời này. Sự sống ấy đã được Đức Giêsu nói đến trong câu: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Ở đời này, sự sống đời đời được thể hiện bằng sự sống dồi dào nội lực và sinh khí để có thể sống tràn đầy bình an và hạnh phúc, trong tinh thần vị tha, quên mình, biết yêu thương và hy sinh cho tha nhân không mệt mỏi. Đó là thứ hạnh phúc đích thực của thiên đàng là nơi chỉ có yêu thương, không còn ích kỷ hay thù hận. Đó là sự bình an và hạnh phúc vô biên trong nội tâm, thứ hạnh phúc không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh hay những yếu tố bên ngoài, một thứ hạnh phúc không ai lấy mất được. Sự sống đời đời ấy ta có được là do vâng nghe lời Đức Giêsu, để chúng ta có thể nhìn cuộc đời, quan niệm mọi sự như Đức Giêsu đã nhìn và quan niệm, để ta có thể tư tưởng, nói năng và hành xử như Ngài đã từng tư tưởng, nói năng và hành xử. Ở đời này, sự sống ấy có thể ví như ở dạng hạt, và nó sẽ phát triển thành cây cổ thụ và sinh hoa kết trái ở đời sau. Chỉ khi ta có được “hạt giống sự sống đời đời” ở đời này do việc vâng nghe lời Đức Giêsu, ta mới có được “cây sự sống đời đời” ấy ở đời sau ( Kh 22,2.14.19)
Lý do mà Chúa Giêsu đến thế gian là vâng lời Thiên Chúa Cha để thi hành ý muốn của Ngài.
Thi hành Thánh Ý Cha trên trời, với Chúa Giêsu quan trọng đến nỗi Ngài nhìn điều đó như là lương thực nuôi sống Ngài hàng ngày. Đó chính là trọng tâm của cuộc đời Ngài, Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu, chúng ta cảm thấy thực sự Ngài luôn vâng lời Cha mình, cả những lúc Ngài ở trên đường sứ mạng, cũng như lúc Ngài rơi vào những khủng hoảng nặng nề, những lúc như muốn trốn chạy khỏi chén đắng, nhưng vì vâng lời Cha, vì muốn ăn lương thực là thi hành Ý Cha, nên Ngài đã đón nhận. Ngày hôm nay, chúng ta lắng nghe lời của Giêsu và hiểu được sứ mạng của Ngài. Phần chúng ta thì cảm thấy thế nào? Sứ mạng của Giêsu ngày xưa có là sứ mạng của chúng ta ngày nay không? Cha trên trời có mong ước và kêu gọi chúng ta hãy cùng lên đường với Chúa Giêsu để thi hành sứ mạng tình yêu này không? Thi hành Thánh Ý của Thiên Chúa đối với chúng ta, những người con của Cha trên trời và những người anh em của Đức Kitô, có quan trọng không? Ngoài ra, nhìn vào xã hội chúng ta đang sống, chúng ta có cần thấy mình phải sống sứ mạng tình yêu mà Chúa Cha và Chúa Giêsu mời gọi không? Nhưng làm sao chúng ta có thể thi hành Ý Cha trên trời ? Nhưng làm sao chúng ta có thể thi hành Ý Cha trên trời?
Điều đầu tiên là chúng ta cần sống mật thiết với Giêsu, cần kết thân với Ngài, dọn cho Ngài một chỗ trong căn nhà cuộc sống của chúng ta. Và với Giêsu, chúng ta lên đường để sống sứ mạng tình yêu này, để thi hành Thánh Ý của Cha, để tập ăn lương thực hàng ngày nuôi sống mình là chính việc thi hành Ý Cha trên trời. Ý Cha đó cần được thể hiện không chỉ ngày xưa mà còn trong ngày hôm nay nữa. Và khi thi hành Ý Cha trên trời, chúng ta sẽ qua Đức Giêsu nhìn thấy tôn nhan Cha trên trời và ở lại trong tình thân yêu với Chúa Cha.

Để phân định thiêng liêng, chúng ta phải có một tình yêu đặc biệt đối với Thiên Chúa và Mẹ Maria. Tình yêu đó là sức mạnh giúp chúng ta đặt hết tâm tư, tình cảm vào Thiên Chúa để chọn lựa một hướng đi thiêng liêng cho mình. Đối với mọi Kitô hữu đặc biệt là các tu sĩ, Kinh Thánh chính là nơi mà chúng ta đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình. Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mọi loài trong đó có con người, ban cho con người có trí khôn và tự do để con người biết tìm kiếm Ngài ngay ở đời này và cùng hưởng phúc vinh quang vời Ngài ở đời sau. Người biết phân định thiêng liêng là người biêt sống theo Tin Mừng và làm cho cho Tin Mừng được triên nở trong bản thân và tha nhân.