Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013



Lạy Chúa, Con Đây


Lạy Chúa, 
con về thăm quê
và phải đối diện với nhiều câu hỏi khó trả lời: 
câu hỏi của hàng xóm về việc lập thân, 
câu hỏi của bạn bè về việc lập nghiệp, 
câu hỏi của họ hàng về “chức tước” trong đời tu…
Người ta có lý khi hỏi con những câu hỏi ấy, 
khi thấy bạn bè cùng trang lứa với con 
ai cũng đã dần có cuộc sống ổn định, 
còn con thì vẫn cứ long đong chưa thấy gì!
Con nhận ra một điều đơn giản
con đường theo Chúa đúng là long đong thật, 
nếu nhìn theo cái nhìn của người đời! 
Con làm rất nhiều và xây dựng rất nhiều, 
nhưng sự nghiệp của con vẫn là hai bàn tay trắng. 
Con giao tiếp rất nhiều và được nhiều người yêu mến, 
nhưng chẳng có người nào là của riêng con. 
Con nỗ lực để phát huy mọi khả năng của mình, 
và luôn cố gắng giữ một khoảng cách đủ xa 
với sức hút của địa vị và danh vọng…
Để sau một chặng đường dài, con ngoảnh đầu nhìn lại
thấy mình chẳng còn gì để cậy dựa, ngoài Chúa.
Lạy Chúa, 
xin dạy con luôn biết cảm nghiệm sâu xa
giá trị của những hy sinh và từ bỏ trong đời mình, 
để nơi cuộc đời có nhiều dang dở 
con luôn sống một ơn gọi triển nở và hạnh phúc, 
và đời con nên như một dấu chỉ hữu hình
về sức mạnh kỳ diệu của tình yêu Thiên Chúa.
Cao Gia An, S.J. .
 
Thuộc về mục: Lạy Chúa, con đây!
nguồn: http://dongten.net/noidung/22374

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM


THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Ngày nay trên thế giới đặc biệt ở các nước phương tây, các gia đình theo kiểu mẫu hệ ngày càng nhiều, tức là gia đình chỉ có mẹ va con. Việc tìm kiếm những kỹ thuật để hỗ trợ cho việc có con của các bà mẹ chúng ta không thể không kể đến việc thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy, thụ tinh trong ống nghiệm có ảnh hưởng gì đến luân lý Y Sinh Học và huấn quyền của Hội Thánh?
            Con người là một quà tặng đặc biệt của Thiên chúa, chúng được dựng nên nhằm mục đích để tôn vinh Thiên chúa. Thế nên, phẩm giá con người phải được tôn trọng từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Việc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhằm mục đích giúp cho các bà mẹ vô sinh hay hiếm muộn có thể có con một cách dễ dàng, song việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cao cả của con người. Khi thụ tinh trong ống nghiệm, nhiều trứng của người phụ nữ sẽ được đưa ra dưới sự can thiệp của y khoa và đưa vào đó hàng loạt tinh trùng và tạo nên sự thụ tinh. Trong quá trình thụ tinh, các bác sĩ sẽ loại bỏ những hợp tử không cần thiết và chỉ giữ lại một hợp tử duy nhất. Các hợp tử bị loại bỏ đó cũng là một sinh linh như bao sinh linh khác, là một con người như bao con người khác. Điều này đi ngược lại với Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo trong việc tôn trọng sự sống. Vì vậy, Giáo Hội đã lên án mạnh mẽ hành vi thụ tinh trong ống nghiệm bất kể lý do nào.
Trong huấn thị Dignitas Personae[1], Giáo Hội cũng đã nói sự can thiệp của y khoa về vấn đề sinh sản cần phải tôn trọng ba thiện ích căn bản sau: thứ nhất, quyến sống và quyền toàn vẹn thể lý của mọi hữu thể từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Thứ hai, sự đơn nhất của hôn nhân. Thứ ba, những giá trị tính dục đặc thù của con người, một nhân vị sinh ra phải như là hoa trái hành vi phối ngẫu của tình yêu vợ chồng. Ngoài ra, huấn thị cũng đề cập đến việc những kỹ thuật của y khoa cũng phải nhằm mục đích hộ trở sinh sản cho các cặp vợ chồng.
Việc thụ tinh trong ống nghiệm kéo theo hành vi phá thai như những hành vi phá thai khác vì qua sự chọn lọc và loại bỏ những phôi không cần thiết. Trên thực tế cho chúng ta thấy, tỷ lệ phôi thai tử vong lớn hơn số phôi được hình thành. Khi đã hình thành phôi thai thì lúc đó, quyền sống của các phôi đó phải được tôn trọng và không có ai có thể xâm phạm lên quyến sống của chúng.
Một thực trạng khác mà huấn thị cũng nhắc tới đó là việc các cặp vợ chồng dù không bị vô sinh nhưng vẫn thực hiện hành vi thụ tinh trong ống nghiệm nhằm mục đích chọn lọc con cái di truyền của họ. Họ xem con cái mình như một món hàng và tạo ra chúng, cái nào tốt thì giữ lại còn cái nào không tốt thì bị loại bỏ. Họ quên mất rằng, những đứa con đó cũng là một con người, một nhân vị có giá trị như những nhân vị khác. Con người là một quà tặng đặc biệt của Thiên Chúa, thế nên con người là một giá trị có tự do và sự sống. Mặt khác, Giáo Hội lên án mạnh mẻ việc tách biệt sinh sản ra khỏi hành vi vợ chồng. Việc sinh sản đó chỉ có vợ chồng mới có quyền thực hiện và không thể ủy quyền cho một đối tượng nào khác được. Hành vi phá thai của việc thụ tinh trong ống nghiệm là một hành vi thiếu ý thức tôn trọng các hữu thể nhân linh. Giáo Hội cũng khẳng định rằng: “không có kì thị trong tình yêu của Thiên Chúa giữa một hữu thể nhân linh vừa được thụ thai còn trong dạ mẹ, và em bé sơ sinh, hay một cậu thanh niên, hay là một người lớn hoặc người già [...] Bởi đó Huấn Quyền của Giáo Hội không ngừng tuyên bố đặc tình linh thánh và bất khả xâm phạm của mỗi sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến lúc kết thúc tự nhiên của sự sống đó”[2].
Con người là hình ảnh Thiên Chúa, con người là nhân tính mang trong mình thần tính của Thiên Chúa nên con người cần phải được tôn trọng với bất ký giá nào. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm kéo theo các sinh linh khác bị giết chết cũng là một biện pháp “phá thai” mà Thiên Chúa đã không cho phép trong điều răng thứ năm “tôn trong sự sống”. Mặt khác, thụ tinh trong ống nghiệm cũng đi ngược lại với luật tự nhiên trong đời sống vợ chồng (con cái là kết quả của tình yêu của hai vợ chồng). Mỗi con người được sinh ra và chết đi phải phụ thuộc vào luật tự nhiên, đúng hơn là chỉ có Thiên Chúa mới có quyền quyết định sự sống hay sự chết đối với mọi loài thụ tạo của Ngài. Khoa học phát triển, con người hầu như muốn làm chủ cả thế giới, muốn quyết định đến số phận của người khác, muốn đi ngược lại với những điều mà Thiên chúa đã truyền dạy.
Việc thụ tinh trong ống nghiệm là một hành vi mà thế giới cần phải lên án mạnh mẽ vì qua đó, phẩm giá con người mới được tôn trọng. Hành vi này là một trong những hình thức phá thai mà Giáo Hội đã lên tiếng chống lại nó. Phẩm giá con người là một hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã phú trên con người. Vì vậy, không có ai có quyền xâm phạm đến quyền làm người của những em bé vô tội.




[1] BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn Thị Dignitas Personae, s. 12.
[2] Sdd, s. 16.